Sử dụng Test Sera Sóc Trăng kết hợp quản lý dịch bệnh ao tôm
Sử dụng Test Sera Sóc Trăng để đảm bảo chất lượng môi trường nước. Ao nuôi kết hợp phương pháp quản lý dịch bệnh kịp thời. Từ đó, ngành tôm Sóc Trăng đạt hiệu quả rất cao. Giờ đây, thủy sản tỉnh Sóc Trăng có diện tích nuôi tôm thâm canh lớn nhất nước, tàu đánh bắt khơi xa được quản lý tốt. Đi qua năm 2017, tỉnh đạt được nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao.
- Thủy sản Sóc Trăng tăng trưởng vượt bậc
- Mô hình hiệu quả. Cách quản lý dịch bệnh tốt
- Sử dụng Test Sera Sóc Trăng đảm bảo chất lượng nước
Test Sera Sóc Trăng – 090.96.93.720
Test Sera VN – Anh Nguyễn
1. Thủy sản Sóc Trăng tăng trưởng vượt bậc
Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho biết: “Tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng mọi mặt, bằng việc phát triển hợp tác, liên kết chuỗi giá trị sản phẩm là hoạt động trong tâm của ngành thủy sản trong cả năm 2017”. Hiện nay, Sóc Trăng có 27 HTX với 1.160 thành viên và 2.658 ha nuôi trồng thủy sản; 162 THT với 3.262 thành viên và 3.341 ha (20 THT về khai thác thủy sản). Hợp tác trong sản xuất để thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, đạt các tiêu chuẩn VietGAP, ASC, BAP. Còn liên kết giữa HTX/THT với doanh nghiệp để chia sẻ lợi ích, bảo vệ môi trường, đảm bảo vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra có chất lượng.
Trong hoạt động liên kết, có sự phối hợp các dự án của Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), WWF, Đại học Nông lâm. Kết quả, đến cuối năm 2017, có 7 HTX/THT với diện tích 302 ha liên kết các nhà cung ứng vật tư đầu vào (thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, giống); 11 HTX/THT với diện tích 337 ha ký kết tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thu mua tại tỉnh, giá cao hơn so với thị trường. Kết nối giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với HTX/THT nuôi tôm theo các tiêu chuẩn chứng nhận, có giá cao hơn thị trường.
Số liệu của UBND tỉnh Sóc Trăng, tính đến ngày 31/12/2017, nuôi tôm nước lợ 54.361 ha, tăng 16,9% so với năm 2016. Trong đó, tôm thẻ chân trắng 34.098 ha, tăng 30%; diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đạt 48.128 ha, tăng 45,2%.
Diện tích tôm nước lợ đã thu hoạch 47.873 ha, sản lượng 134.184 tấn, tăng 20,9% so với năm 2016. Năng suất bình quân: Tôm thẻ chân trắng 4 tấn/ha; tôm sú 1,40 tấn/ha (thâm canh 3,5 tấn/ha, bán thâm canh 1,5 tấn/ha, quảng canh cải tiến 0,5 tấn/ha). Thủy sản nước ngọt và lợ khác, chủ yếu phát triển ở ao mương vườn, ruộng lúa và xen canh trong các ao nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi 19.780 ha, sản lượng 52.868 tấn.
Cũng số liệu của UBND tỉnh, sản lượng khai thác thủy sản năm 2017 là 73.063 tấn (khai thác hải sản 63.160 tấn, khai thác nội địa 9.903 tấn), tăng 11% so với năm 2016. Tàu khai thác xa bờ được gia hạn đăng kiểm, cấp phép khai thác đạt 100% và 80% tàu cá đã đăng ký hoạt động; kiểm tra chứng nhận 316 giấy/13.096 tấn để làm thủ tục xuất khẩu.
2. Mô hình hiệu quả. Cách quản lý dịch bệnh tốt
Theo Chi cục Thủy sản, năm qua, nhiều mô hình có kết quả rất tốt. Trong nuôi tôm nước lợ là các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn kết hợp với cá các loại (nhất là cá rô phi), theo hệ thống nuôi cá rô phi lấy nước sang nuôi tôm; nuôi tôm sú kết hợp với cá các loại. Trong nuôi tôm càng xanh là nuôi tôm toàn đực trên vùng đất chuyển đổi, tôm càng xanh toàn đực và tôm thẻ. Bên cạnh là mô hình tôm – lúa. Hiện có 15 cơ sở với 800 ha đã áp dụng VietGAP và các tiêu chuẩn ASC, BAP.
Trong chống dịch bệnh, Sóc Trăng chú trọng công tác quan trắc môi trường nước. Với hệ thống quan trắc đã lắp đặt, trong năm 2017, thu và phân tích 11.048 mẫu tại 28 điểm kênh tự nhiên và 8 ao nuôi đại diện cho 4 vùng nuôi trọng điểm. Kết quả phân tích và cảnh báo được truyền thông rộng rãi đến các vùng nuôi, trực tiếp đến hộ nuôi, góp phần thắng lợi cho vụ tôm năm 2017.
Giám sát chủ động và bị động 854 mẫu, giám sát cơ sở an toàn dịch bệnh tôm ở 22 cơ sở, giám sát dịch bệnh trên cá tra với 20 mẫu. Còn giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu với 728 mẫu tôm và bùn, nước.
Quản lý tôm giống, kiểm dịch 6,6 tỷ tôm giống nhập tỉnh, giám sát dịch bệnh tại các trại sản xuất và ương dưỡng tôm giống với 280 mẫu. Còn tuần tra kiểm dịch vận chuyển giống thủy sản lưu thông nhập tỉnh, phát hiện 36 trường hợp vi phạm (không có giấy chứng nhận kiểm dịch).
Quản lý vật tư đầu vào, thanh tra 192 lượt cơ sở, phát hiện 58 trường hợp vi phạm, xử phạt 980.245.000 đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng giả không có giá trị sử dụng; hàng ngoài danh mục được phép lưu hành; hàng hóa không đạt chất lượng, sai nhãn hàng hóa. Kiểm soát dư lượng, thu 72 mẫu thức ăn bổ sung và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường để kiểm tra chất lượng, kết quả có 27 mẫu không đạt và 15 mẫu đang chờ kết quả. Bên cạnh, thu 470 mẫu thủy sản kiểm tra chỉ tiêu chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản.
Đánh giá của UBND tỉnh Sóc Trăng, các hoạt động quản lý có sự chuyển đổi trong phương thức, chỉ đạo. Nhất là bố trí cán bộ gần dân, sát thực tế nên đã hỗ trợ kịp thời cơ sở nuôi ứng phó với diễn biến tình hình. Thành công nhất là thúc đẩy phát triển theo hướng kinh tế tập thể, xây dựng chuỗi liên kết và sản xuất có trách nhiệm với cộng đồng.
3. Sử dụng Test Sera Sóc Trăng đảm bảo chất lượng nước
Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả đã được áp dụng thành công tại Sóc Trăng. Đồng thời, việc quản lý chất lượng ao nuôi lúc n ào cũng được theo sát. Rất nhiều chỉ tiêu người nuôi cần nắm rõ để chẩn đoán phòng trừ bệnh hại cho tôm. Đó là các hàm lượng chất ở trong nước: độ kiềm, độ pH, hàm lượng amoni, nồng độ NO2, độ phèn, độ khoáng, chỉ số Oxy…
Để có được con số chỉ tiêu chính xác, có thể sử dụng Test Sera Sóc Trăng (xuất xứ hãng Sera – Đức) để đo lường. Sử dụng Test Sera có các loại như sau:
- Test pH Sera: đo độ pH trong nước ao nuôi tôm
- Test kH Sera: đo độ kiềm trong nước
- Test NO2 Sera: đo nồng độ Nitrit ao tôm
- Test NH3 Sera: đo hàm lượng NH3 trong nước
Một ví dụ về yếu tố amoni NH3 trong ao nuôi. Nguồn đạm có trong nước ao nuôi là nguyên nhân tạo ra các loại chất độc NH3 và NO2- Đạm trong ao nuôi có nguồn gốc từ:
- Phân tôm cá: Tôm cá chỉ tiêu thụ 25% đạm từ thức ăn để phát triển; 75% đạm còn lại trong thức ăn sẽ đước tôm cá bài tiết qua phân.
- Thức ăn: Khi cho tôm cá ăn, một phần đạm từ thức ăn tan vào nước, gây ô nhiễm. Khi tôm cá không tiêu thụ hết thức ăn, thức ăn thừa là nguồn đạm gây ô nhiễm ao nuôi
- Xác tảo chết: tôm chết khi phân hủy sẽ tạo ra đạm
- Nguồn nước từ sông rạch cấp vào ao bị ô nhiễm: xác thực vật, động vật phân hủy, phân dư thừa từ các vườn hoa màu, ruộng lúa như DAP, U-rê, NPK, phân chuồng
Trong nước ao nuôi đạm sẽ phân hủy biến thành NH3 (độc) và NH4+ (ít độc). NH3 độc gấp 300 – 400 lần NH4+. Hai dạng này sẽ chuyển đổi qua lại tùy theo PH của nước ao nuôi.
Đạm trong nước phân hủy → NH3 ←→ NH4+
- Ở mức PH < 8.5 nồng độ NH4+ sẽ tăng gấp hàng chục lần lnồng độ NH3 có trong nước ao.
- PH thích hợp cho tôm phát triển tốt và không nhiễm độc ammonia là PH = 7.5 – 8.5
- Khi PH > 9, nồng độ NH3 trong nước sẽ tăng gấp hàng chục lần nồng độ NH4+ và tôm cá sẽ bị nhiễm độc NH3 qua mang vào máu. Tôm cá nếu bị nhiễm nặng sẽ chết hàng loạt. Nếu bị nhiễm nhẹ sẽ chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh.
- Nồng độ NH3 cho tôm thẻ chân trắng phát triển tốt là NH3 < 0.3 mg/Lít. Ở nồng độ NH3 > 0.45 mg/Lít sức tăng trưởng của tôm đã giảm đi 50%.
Với cá biển nồng độ NH3 cho phép có thể cao hơn
Tóm Lại:
- 7.5 < PH < 8.5 NH4+ chiếm ưu thế : Tốt
- 9 < PH NH3 chiếm ưu thế : Xấu
Để biết được chỉ số amoni trong nước, người dân có thể đo bằng sản phẩm Test NH4/NH3 Sera:
Thành phần:
- 03 lọ Sera NH4/NH3 Test Kit 15ml.
- 1 ống nghiệm chia vạch.
- Hướng dẫn sử dụng.
- Hộp đựng.
Cách sử dụng Test NH4/NH3
- Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
- Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
- Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3.
- Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu.
Chuyên cung cấp sỉ Test Sera hãng Đức – 090.96.93.720:
- Test kH – Thùng 60 hộp – 100 lần Test /hộp
- Test pH – Thùng 60 hộp – 100 lần Test /hộp
- Test NO2 – Thùng 60 hộp – 75 lần Test /hộp
- Test NH3 – Thùng 60 hộp – 60 lần Test /hộp
- Test Fe – Thùng 60 hộp – 75 lần Test /hộp
- Test Ca – Thùng 60 hộp – linh động
- Test Mg – Thùng 60 hộp – linh động
- Test Clo – Thùng 60 hộp – 45 lần Test /hộp
- Test Oxy – Thùng 60 hộp – 60 lần Test /hộp
- Test PO4 – Thùng 60 hộp – 60 lần Test /hộp
Test Sera Sóc Trăng – 090.96.93.720
Test Sera VN – Anh Nguyễn