Test Sera Bà Rịa Vũng Tàu Nuôi Tôm Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Test Sera Bà Rịa Vũng Tàu sự lựa chọn đúng đắn chuyển giao giữa nuôi tôm truyền thống và nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hướng đi đúng và bền vững. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã mạnh dạng quy hoạch thành lập các khu sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung như khu nuôi tôm công nghiệp Bàu Sình A, Bàu Sình B (huyện Xuyên Mộc); khu nuôi trồng thủy sản nước mặn theo hướng nuôi công nghiệp tại phường Kim Dinh (TP Bà Rịa); khu nuôi trồng thủy sản nước mặn tại xã An Ngãi (huyện Long Điền).
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí của ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt.
Bà Rịa – Vùng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
Bà Rịa – Vũng Tàu Nuôi Tôm Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với chiều dài bờ biển lên tới 156km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế biển của tỉnh khoảng 297.000km2. Đặc biệt, Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong ngư trường được thiên nhiên ưu đãi, thời tiết ôn hòa, ít khi xảy ra gió bão mạnh nên rất thuận lợi cho các hoạt động thủy sản.
Ngoài thế mạnh về đánh bắt hải sản, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có nhiều tiềm năng trong việc nuôi trồng thủy sản. Với hệ thống sông Thị Vải, Sông Dinh, sông Ray, sông Đu Đủ và 3 hồ chứa nước lớn là hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha đã tạo nên một số lồng bè, nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá nước lợ trong ao, đầm và nuôi cá lồng bè, nuôi ngọc trai, với diện tích tiềm năng 16.153ha để sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản trên sông, trên biển. Sản lượng nuôi thủy sản tăng bình quân trên 16,34%/năm. Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã thay đổi các vùng đất hoang hóa thành các vùng đất tạo ra các loại thực phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao và đang trở thành một trong những lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành.
Trước tình hình môi trường các vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng gia tăng, chất lượng tôm thương phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì việc đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là một hướng đi đúng và bền vững.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã mạnh dạng quy hoạch thành lập các khu sản xuất nuôi trồng thủy sản tập trung như khu nuôi tôm công nghiệp Bàu Sình A, Bàu Sình B (huyện Xuyên Mộc); khu nuôi trồng thủy sản nước mặn theo hướng nuôi công nghiệp tại phường Kim Dinh (TP Bà Rịa); khu nuôi trồng thủy sản nước mặn tại xã An Ngãi (huyện Long Điền).
Tỉnh phấn đấu có 80% sản lượng thủy sản nuôi được quản lý theo mô hình VietGAP; giảm dần diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; thực hiện nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm sinh thái; ổn định diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, hướng đến ứng dụng công nghệ đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất nuôi trồng thủy sản để tăng năng suất, bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm sử dụng hóa chất kháng sinh cấm trong quá trình nuôi.
Điển hình anh Phạm Thế Vịnh ở ấp Bà Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là người đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để thiết kế và xây dựng 2000m2 diện tích mặt nước ao cũ thành ao nuôi tôm thẻ theo mô hình ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài 2 ao sẵn sàng (nuôi tôm giai đoạn 2) được xây dựng thiết kế lót vải bạt xung quanh bờ và đáy ao, làm hố xi – phông đáy, sử dụng lưới lan để che, hệ thống cung cấp oxy được thiết kế bằng các giàn quạt nước và máy nén khí truyền qua hệ thống ống nhựa được lắp sẵn ở đáy ao, anh cải tạo và sửa chữa lại các ao xử lý, ao lắng để cấp và thay nước hàng ngày; một ao ương (nuôi tôm giai đoạn một) để nuôi tôm trong giai đoạn từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 30.
Theo anh Vịnh, nuôi tôm thẻ theo mô hình ứng dụng công nghệ cao mật độ nuôi có thể đạt từ 250 – 300 con/m2, năng suất lên đến 40 tấn/ha, một năm thả nuôi 3 – 4 vụ. Tuy nhiên việc đầu tư cho quy trình đòi hỏi rất nghiệm ngặt. Nước trước khi đưa vào nuôi tôm được bơm vào các ao xử lý diệt khuẩn bằng các hóa chất nằm trong danh mục được Bộ Nông Ngiệp cho phép, sau đó nước được bơm qua ao chứa và để lắng hoàn toàn các chất huyền phù kết tủa. Sau 7 – 10 ngày nước được chuyển qua ao ương. Tại ao ương nước được gây màu tảo bằng các chế phẩm sinh học. Khi nước có màu xanh của tạo lục, kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, NH3, H2S đạt tiêu chuẩn thì tiến hành thả tôm giống. Con giống cũng được tuyển chọn rất kỹ bằng phương pháp Test PCR để hạn chế bệnh lây nhiễm, nhất là hội chứng bệnh Taura và chết sơm. Sau thời gian 30 ngày, toàn bộ tôm nuôi tại ao ương được chuyển qua ao sẵn sàng (nuôi giai đoạn 2) bằng hệ thống ống dẫn tự chảy.
Do ao nuôi tôm giai đoạn một thiết kế với diện tích nhỏ bằng 1/4 ao sẵn sàng, thời gian nuôi ngắn nên dễ kiễm soát dịch bệnh, có thể nuôi với mật độ cao lên đến 1.000 con/m2, giảm rủi ro cao nếu có hiện tượng dịch bệnh chết sớm xảy ra. Cũng như việc chuyển tôm sang ao sẵn sàng thực hiện bằng đường dẫn tự chảy an toàn hơn nhiều so với việc sử dụng lưới vợt, hạn chế tối đa cá thể tôm bị xây xát.
Nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao việc quản lý môi trường ao nuôi hoàn toàn không dùng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học, theo dõi, điều chỉnh thức ăn qua nhá (sàng) bằng máy cho ăn tự động. Hiện cơ sở nuôi của anh việc quản lý môi trường và cho ăn đều thực hiện bằng quy trình bán tự động.
Trong tương lai chúng tôi sẽ đầu tư các thiết bị kiễm soát môi trường bằng hệ thống tự động, dữ liệu môi trường được tích hợp vào phần mềm máy tính, khi có hiện tượng biến động, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo kịp thời hoặc xử lý tự động khi các chỉ tiêu oxy hoặc pH biến động thất thường. Ngoài ra máy cho ăn tự động cũng được thiết kế tự động dựa theo tần số sinh học của tôm. Khi tôm đói chúng phát ra âm thanh máy cho ăn tự động có gắn đầu dò ảm biến thu thập tín hiệu báo về hệ thống và tự động cho ăn theo nhu cầu của tôm.
Test Sera Bà Rịa Vũng Tàu Sự Lựa Chọn Đứng Đắn
Nhằm mang đến người nông dân các sản phẩm chăm sóc, quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm nói riêng và các loài thủy sản nói chung. Test Sera Bà Rịa Vũng Tàu ra đời mang đến người nông dân các sản phẩm mang thương hiệu Sera nổi tiếng được nhập khẩu trực tiếp từ Đức. Các sản phẩm này sẽ giúp bà con kiểm tra chất lượng nước ao nuôi; đo chính xác các chỉ tiêu của nước ao nuôi như: độ pH; độ kiềm; các khí độc (NH4/NH3, NO2, NO3); nồng độ khí trong nước (O2, CO2, Cl2); hàm lượng kim loại (Ca, Mg, Fe, Cu, …).
Test Sera Bà Rịa Vũng Tàu cung cấp các sản phẩm có giá bán hợp lý, cách sử dụng đơn giản, cho kết quả nhanh và chính xác giúp bà con đảm bảo được chất lượng nước ao nuôi. Giúp phòng ngừa và phát hiện các bệnh trên tôm (Bệnh phân trắng, bệnh đốm nâu, bệnh đốm đen, …) nhằm đạt được một vụ mùa thành công và đạt năng xuất cao.
Test Sera Bà Rịa Vũng Tàu sự lựa chọn đúng đắn:
- Đo độ kiềm: Test kH – Thùng 60 hộp – 100 lần test/hộp
- Đo độ pH: Test pH – Thùng 60 hộp – 100 lần test/hộp
- Đo nồng độ Nitrit: Test NO2 – Thùng 60 hộp – 75 lần test/hộp
- Đo Amoni: Test NH3 – Thùng 60 hộp – 60 lần test/hộp
- Đo phèn: Test Fe – Thùng 60 hộp – 75 lần test/hộp
Quý khách có nhu cầu, hoặc câu hỏi liên quan về giá, cách sử dụng, bảo quản các loại Test Sera vui lòng liên hệ:
Website: testsera.vn hoặc Tel: 0909.693.720 (Tuấn Anh)
Facebook: https://www.facebook.com/testseravietnam/
Email: testsera.vn@gmail.com
Test Sera Bà Rịa Vũng Tàu – 090.96.93.720
Test Sera Vn – Anh Nguyễn