• Sales: Tuấn Sera
  • 098 980 9931
  • testsera.vn@gmail.com

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 3)

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 3)

Rate this post

Duy trì tốt lượng oxy trong ao có thể là nhờ vào quá trình trao đổi nước thường xuyên, mặt ao thoáng giúp cho quá trình khuếch tán oxy từ môi trường không khí vào dễ dàng nhờ sóng gió và cần lưu ý điều chỉnh lượng sinh vật phù du trong ao để tránh không cân bằng oxy giữa ngày và đêm.

Quản lý chăm sóc tôm càng xanh

  • Hàm lượng oxy hòa tan

Trong ao nuôi tôm hay trong ao nuôi thủy sản nói chung thì lượng oxy hòa tan trong nước có được do quá trình quang hợp của tảo, xâm nhập từ không khí vào và trao đổi nước ao. Tuy nhiên, lượng oxy trong ao thường không ổn và dao động lớn giữa ngày và đêm do đó cần lắp quạt để cung cấp oxy. Oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 3,5mg/L.Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 3)

Duy trì tốt lượng oxy trong ao có thể là nhờ vào quá trình trao đổi nước thường xuyên, mặt ao thoáng giúp cho quá trình khuếch tán oxy từ môi trường không khí vào dễ dàng nhờ sóng gió. Cần điều chỉnh lượng sinh vật phù du trong ao để cân bằng oxy giữa ngày và đêm.

  • pH trong ao

Trong ao nuôi pH luôn luôn có sự biến động theo sự nở hoa của tảo. Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ ở đáy ao. Mưa rửa phèn từ bờ ao xuống hay nguồn nước bị nhiễm phèn. Tất cả sự biến động tăng pH của nước ao nuôi (>9 hay <7) luôn có sự ảnh hưởng đến đời sống của tôm. Phương án xử lý là thay nước hay sử dụng vôi điều chỉnh sự thay đổi pH nước trong ao.

Dùng vôi với lượng 8-10kg/10m2. Xử lý xung quanh ao trước những cơn mưa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ vào ao. Đo pH nước sau khi mưa. Nếu pH nước xuống nhỏ hơn 7 thì dùng vôi với lượng 1 – 1,5 kg/100m2 pha với nước tạt khắp ao để tăng pH nước.

  • Độ đục và độ trong

Sau những cơn mưa, nguồn nước lấy vào ao chứa nhiều hạt phù sa làm nước vẩn đục hay sự phát triển quá mức của tảo có thể gây trở ngại đối với tôm nuôi. Có thể làm cho nước trong ao trở nên trong lại bằng cách dùng vôi pha nước và tạt khắp ao để lắng tụ các hạt mùn bã (1kg/100m2).

Độ trong của ao thấp thì cần phải thay nước giữ trong phạm vi 25 – 40cm, nếu độ trong thấp, màu nước vẩn đục thì thay 20 – 30% nước trong ao và điều chỉnh lại lượng thức ăn sử dụng. Ao có màu nước sẫm và trong thì phải thay nhiều nước và phải bón vôi 5 – 10kg/1000m3. Trường hợp độ trong vượt quá 40cm thì phải bón thêm phân hưu cơ, hoặc vô cơ để tăng màu nước (10 – 15 kg/1000m2 phân lợn, gà). Đồng thời tăng cường cung cấp oxy cho tôm bằng cách bật quạt để tôm không bị thiếu hụt oxy.

  • Khí độc

Quá trình phân hủy các chất thải của tôm, thức ăn thừa, chất hữu cơ từ ngoài vào, tảo chết. Sẽ tạo nhiều chất dinh dưỡng cho ao và cũng tạo nhiều khí độc chủ yếu là khí ở tầng đáy như H2S, NH3, NO2.

H2S là khí độc nhất và hàm lượng sẽ nhiều khi pH, oxy hòa tan thấp, nhiệt độ cao.

NH3 (amoniac) tồn tại trong nước ao dưới dạng ion (NH3) và dạng kết hợp NH3. NH3 độc đối với tôm nuôi và nhất là trong điều kiện pH cao.

CO2 là khí độc đối với tôm nuôi khi hàm lượng cao, nhất là vào ban đêm.Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 3)

Qua trao đổi nước tích cực sẽ giúp loại bỏ các chất khí độc này ra khỏi ao. Ngoài ra, tảo chết cũng sinh ra một lướng khí độc đáng kể. Việc điều chỉnh mật độ tảo không chỉ giúp hấp thụ các khí độc mà còn hạn chế phát sinh khí độc. Sục khí trong ao thêm canh từ 3 – 5h sáng để tránh tình trạng thiếu oxy vào ban đêm. Ngoài ra, sục khí 30 – 60 phút trước khi cho tôm ăn nhằm tăng cường lượng oxy trong ao, kích thích tôm bắt mồi mạnh hơn. Thời gian bắt đầu vận hành máy sục khí từ tháng thứ 3 đến khi thu hoạch.

Chế độ thay nước: tháng đầu tiên không thay nước hoặc chỉ cấp thêm. Khi nước hao hụt, tháng thứ 2 – 3 định kỳ hàng tuần cấp thêm nước hoặc thay nước 20 – 30%. Tăng cường thay nước từ tháng 4 đến khi thu hoạch.

Trong thời gian nuôi, lượng thức ăn được điều chỉnh dựa vào các điều kiện sau:

  • Trong điều kiện môi trường nước nuôi không tốt hay trong khoảng thời gian tôm lột xác, lượng thức ăn cho tôm nuôi giảm.
  • Khẩu phần ăn được thực hiện trên cơ sở kết hợp với khả năng sử dụng thức ăn trong ngày của tôm.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm nuôi trong hệ thống nuôi thâm canh.
  • Định lỳ kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý. Định kỳ bón vôi CaCO3, dolomite hay zeolite 1 – 2kg/100m3 để ổn định pH trong ao.
  • Kiểm tra tăng trưởng tôm nuôi và ước lượng tỷ lệ sống để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày.

Thu hoạch tôm càng xanh

Khi tôm nuôi được 3 – 4 tháng, tiến hành thu tỉa thu tôm mang trứng, tôm chậm phát triển. Sau 6-7 tháng nuôi tiến hành thu hoạch toàn bộ. Kéo lưới để giảm mật độ nuôi trong ao, sau đó tát cạn bắt toàn bộ tôm trong ao.

GỌI NGAY

0909 693 720 – 094 998 2071

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ CÁC SẢN PHẨM TEST SERA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

About The Author

Trường Thịnh
TEST SERA VN

LIÊN HỆ: 098.980.9931


Gọi: 098.980.9931 – 0903.726.051

FANPAGE CÔNG TY:

TUYỂN DỤNG THỦY SẢN:

Tuyển dụng Thủy sản

ĐỊA CHỈ:

Website: TESTSERA.VN

Email: testsera.vn@gmail.com

THỜI GIAN:

07:00 – 23:00

Phone / Zalo / Viber