Cách sử dụng Test Fe và kinh nghiệm độ phèn ao tôm
Sử dụng Test Fe sera để kiểm soát hàm lượng sắt, hạn chế ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của tôm cá là một phương pháp hữu hiệu, dễ thực hiện. Test Fe sera là một loại test hàm lượng sắt trong ao nuôi trồng thủy sản.
I. Tầm quan trọng của sắt (Fe):
1. Độ phèn trong nước:
Nguyên nhân chính tạo nên phèn chính là đất tại vùng đào ao nuôi tôm có chứa hàm lượng sulfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của Vi sinh vật nên sulfat bị khử. Từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) có trong trầm tích tạo thành chất FeS2.
Thông thường vùng đất bị phén thường có màu xám đen, đặc biệt là vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao. Những vùng này khi đào ao nuôi tôm thì việc xử lý phèn sẽ vất vả hơn rất nhiều.
2. Ảnh hưởng của của phèn trong ao nuôi:
Đối với tôm cá thả nuôi phèn có tác động rất lớn, đặc biệt là tôm nuôi vì nồng độ pH trong đất phèn rất thấp, lượng canxi cũng rất ít nên ảnh hướng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm, tạo nên hiện tượng tôm bị mềm vỏ, hoặc tôm bị lột vỏ không hoàn toàn, bị dính vỏ ở tôm nhỏ làm cho tỉ lên sống của tôm không cao.
Ao nuôi bị phèn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sư hô hấp của tôm cá, quá trình hô hấp tăng cao làm cho tôm cá và vi sinh vật mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi.
Nồng độ pH thấp làm cho lượng khí H2S trở nên độc hơn gây ức chế cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa Oxy của tôm nuôi làm cho tôm nuôi châm lớn, màu sắc kém mất giá.
Tôm bị phèn chậm lớn, năng suất thấp
Ngoài ra phèn sắt trong ao nuôi còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao nuôi tôm cá. thông thường ao nuôi bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi thường xuyên do sự biến động của tảo.
II. Sử dụng Test Fe:
Sử dụng Test Fe Sera để kiểm soát hàm lượng sắt, hạn chế ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của tôm cá là một phương pháp hữu hiệu, dễ thực hiện.
Cách sử dụng Test Fe Sera:
Sử dụng Test Fe theo các bước như sau
- Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- Cho 2 muỗng lường (kèm theo) thuốc thử số 1 vào lọ. Đóng nắp và lắc nhẹ. Thuốc thử không hòa tan hoàn toàn.
- Thêm 5 giọt thuốc thử 2 và lắc nhẹ đều lọ thủy tinh.
- Đợi 10 phút. Sau đó đem đối chiếu với bảng so màu để đọc kết quả. Để có độ chính xác cao, nên thực hiện việc so màu dưới ánh sáng tự nhiên (Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào).
Lưu ý: Khi sử dụng Test Fe Sera này sau một thời gian, hóa chất trong bộ có thể gây mùi khó chịu (thối), tuy nhiên nếu vẫn cho kết quả chính xác, thì vẫn có giá trị sử dụng bình thường. Việc có mùi thối này là hãng Sera đã xác nhận là có xảy ra trên thực tế, và là một hiện tượng bình thường.
Hàm lượng sắt |
Đánh giá |
0,0 mg/l |
Hàm lượng sắt không đủ cho cá và cây phát triển, cần bổ sung thêm sắt. |
1,0 – 0,25 mg/l |
Hàm lượng sắt thấp, có thể bổ sung thêm sắt sau 3 ngày. |
0,5 – 1,0 mg/l |
Rất tốt, hàm lượng sắt đầy đủ. |
> 1,0 mg/l |
Quá cao, ảnh hưởng không tốt cho cá và cây. Cần giảm bớt hàm lượng sắt bằng cách thay nước và sử dụng chất khử sắt. |
Bảo quản:
Sau khi sử dụng Test Fe nên đóng nắp chai thuốc ngay. Lưu trữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay trẻ em.
Chú ý: Thuốc thử số 2 có chứa sodium thioglycolate rất hại nếu nuốt phải, gây kích thích cho mắt, hệ hô hấp và da, có thể gây kích ứng da.
III. Cách xử lý phèn:
1. Xử lý bằng bón lân và vôi:
Bón lân đáy ao: Khi bón lân đáy ao sẽ giúp khử Fe giải phóng phospho từ đó giúp gây màu nước trong ao tôm dễ dàng hơn, tuy nhiên tảo độc trong ao sẽ phát triển mạnh gây mất cân bằng, vì thế cần phải xử lý tảo sau khi đã xử lý phèn bằng lân.
Bón vôi đáy ao: Bón vôi để nâng pH đáy ao, khử phèn đồng thời tạo hệ đệm trong ao nuôi… Tuy nhiên, khi bón vôi đá hoặc vôi nóng cần phải thực hiện trong lúc chiều mát. Sau đó cấp nước và ao ngay hôm sau. Không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu.
Hạn chế của phương pháp thông thường là không xử lý phèn được lâu dài. Nó chỉ mang tính chất tạm thời. Yếu tố gây ra phèn vẫn còn lắng tụ lại đáy áo. Do vậy, khi có điều kiện sẽ bùng phát trở lại.
2. Sử dụng Vi sinh
Phương pháp sử dụng Vi sinh xử lý phèn được nhiều bà con sử dụng gần đây mang lại hiệu quả rất cao. Bằng cách, sử dụng các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn, rải đều vào ao nuôi. Sau 3-5 ngày, vi khuẩn sẽ phân hủy các chất gây phèn làm cho ao nuôi hết phèn.
Ưu điểm của phương pháp này là rất tiết kiệm, vì không phải xử lý phèn lại nhiều lần, hiệu quả mang lại rất cao.