• Sales: Tuấn Sera
  • 098 980 9931
  • testsera.vn@gmail.com

Kinh nghiệm chài tôm kiểm tra định kỳ

Kinh nghiệm chài tôm kiểm tra định kỳ

Rate this post

Chài tôm kiểm tra định kỳ là công cụ quan trọng hỗ trợ sản xuất và quản lý sức khỏe tôm nuôi. Tuy nhiên, do nhiều lí do, việc chài lấy mẫu có thể chính xác hoặc không. Vậy nên, cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chài lấy mẫu tôm và có phương pháp hạn chế sai sót.

1. Tại sao cần lấy mẫu tôm kiểm tra định kỳ.

Kiểm tra mẫu tôm định kỳ nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về đàn tôm thông qua việc quan sát số nhỏ cá thể lấy mẫu, từ đó giúp giám sát đàn tôm như xác định trọng lượng trung bình của từng cá thể, ước tính số lượng và trọng lượng đàn tôm, đánh giá tình trạng sức khỏe chung và kiểm tra kí sinh trùng hoặc các mầm bệnh tiềm ẩn.

Lấy mẫu tôm thường thực hiện bằng cách dùng chày. Quản lý sàng ăn đúng cách cũng có thể ước lượng khá chính xác lượng tôm có trong ao dựa vào lượng thức ăn hằng ngày so với phần trăm trọng lượng thân.

Lấy mẫu thường thực hiện 1 – 2 tuần/lần.

2. Chài lấy mẫu đánh giá sức khỏe.

Tôm nuôi cần được lấy mẫu hàng tuần, thâm chí hàng ngày nếu cần thiết, và thường xuyên kiểm tra các tổn thương như các đốm, dị dạng, hoại tử do vi khuẩn, đỏ đuôi, phụ bộ, tình trạng ăn và hoạt động.

Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường cần tiến hành kiểm tra ngay, bao gồm kiểm tra lâm sàng, làm mô bệnh học và nếu cần thiết có thể chạy PCR. Mục tiêu việc này là để xác định bất kỳ vấn đề hoặc các bệnh ngay lúc bắt đầu, thời gian và nguồn nhiểm, và ngay lập tức giải quyết vấn đề.

Có 2 phương pháp lấy mẫu: ngẫu nhiên và chọn lọc.

Trong phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, tôm được lấy mà không có chọn lựa, trong chài hoặc sàng ăn. Phương pháp này thường áp dụng nhằm đánh giá tỷ ệ tôm bệnh trong đàn.

Trong phương pháp lấy mẫu chọn lọc tôm được lấy dựa trên cá dấu hiệu hoặc hoạt động bất thường như không có thức ăn trong dạ dày – ruột, bơi lội bất thường, tăng thời gian tập trung gần mặt nước quanh bờ, tôm có màu khác thường, xuất hiện các đốm,… Phương pháp chọn lọc dùng khi chuẩn đoán bệnh. Không lấy tôm chết, lấy những con bệnh hoặc sắp chết.

Tôm bênh thường biểu hiện như sau:

  • Mêm vỏ, trống ruột, ruột đứt đoạn.
  • Ngã nghiêng (nằm nghiêng) nhanh chóng sau khi chài lên.
  • Đục cơ trước 10 phút (khi chài lên) và thường xuyên xuất hiện đục cơ tại ao.

Bảng 1. Lượng tôm lấy mẫu ngẫu nhiên để xác định tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn

Tỷ lệ mầm bệnh/ bệnh trong đàn Lượng tôm kiểm tra
1% hoặc nhiều hơn 300
2% hoặc nhiều hơn 160
5% hoặc nhiều hơn 60
10% hoặc nhiều hơn 30

Theo Brock và Main (1994), 5 – 10 tôm có triệu chứng là đủ để chuẩn đoán bệnh, nhưng nếu lấy mẫu để đánh giá sự hiện diện của mần bệnh hay tình trạng nhiễm bệnh tiềm ẩn (IHHNV, TSV, WSSV) thì nên áp dụng bảng 1.

3. Chài kiểm tra lượng tôm trong ao

Ước tính tổng số lượng tôm trong ao theo công thức:

Hoặc dựa vào lượng thức ăn theo trọng lượng thân để tính khối lượng tôm trong ao.

4. Sai số trong lấy mẫu

Kết quả ước tính lượng tôm và tỉ lệ sống có thể chính xác nếu thực hiện đúng hoặc rất không chính xác do nhiều nguyên nhân.

  • Chu kỳ trăng:

Tại khu vực có sự khác nhau lớn về cường độ triều do chu kì mặt trăng, hoạt động của tôm rất khác nhau suốt kỳ nước cường (lúc rằm và đầu tháng) và nước kém (lúc trăng non và trăng già). Tôm thường năng động hơn trong kỳ trăng.

Nói chung, để nâng cao độ chính xác, lấy mẫu nên được thực hiện sau khi hạ thấp mức nước ao, thực hiện bởi người có kinh nghiệm, sử dụng chài lớn và lấy tại nhiều vị trí trong ao.

  • Loài tôm nuôi:

Phân bố và tập tính của mỗi loài nuôi rất khác nhau. Clifford (1998) mô tả rằng tôm xanh (L. stylirostris) có xu hướng phân bố không đồng nhất trong các ao, thường xuyên tụ tập thành các cụm, đặc biệt là trong các ao nông. Ông nói, “Sự phân bố không đồng đều của tôm tạo ra sự khác biệt lớn trọng lượng tôm lấy mẫu và khó ước lượng chính xác tỉ lệ sống”.

  • Mật độ và kích cỡ tôm:

Tôm nhỏ hơn thường tập trung tại vùng cạn của ao nên phải ấy mẫu đều khắp các khu vực ao. Ngoài ra, tôm lơn nhanh hơn, dễ dàng thoát khỏi lưới nên tôm chài lên thường có kích thước nhỏ hơn thực tế. Ví dụ, có ao khi chài ấy mẫu 1 ngày trước thu hoạch, trọng lượng trung bình của tôm là 18g. Vào ngày tháo nước thu hoạch, trọng lượng tôm trung bình đạt 20 – 21g.

Độ chính xác của việc lấy mẫu sẽ tăng theo mật độ tôm nuôi.

  • Đáy ao:

Đáy không bằng phẳng sẽ gây sai số khi lấy mẫu. Chài không phủ kín vùng đáy gồ ghề có thể làm tôm thoát ra; hoặc đáy có nhiều rễ cây có thể gây vướng chài; hay tôm đào hang trên đáy mềm và trốn thoát. Khi này, đòi hỏi phải hiệu chỉnh cao sau khi thu mẫu.

  • Nước ao:

Dòng chảy: Nước chảy (như trong quá trình trao đổi nước) làm tôm phân bố không đồng đều; thường tụ tập gần dòng chảy.

DO: Trong những ao hàm lượng oxy hòa tan thấp; tôm có thường phân bố không đều; thường ở gần mặt nước hoặc khu vực cạn giàu oxy.

Nhiệt độ: Nước lạnh làm tôm chậm hơn nên; có thể làm cho lượng tôm chài được nhiều hơn so với lúc nhiệt độ nước tối ưu.

Độ sâu: nước càng sâu, chài xuống đáy càng chậm, khả năng tôm thoát ra càng nhiều.

  • Chài dùng lấy mẫu:

Nếu chài mẫu dùng để so sánh thì mỗi ao; mỗi vụ nên chỉ sử dụng một chài duy nhất. Có 2 loại chài là chài rút và chài bung; nên dùng chài rút vì nó hoàn toàn – ngăn tôm thoát ra.

Nên dùng chài lớn nhất và nặng nhất có thể. Mặt lưới đề nghị 0,3 – 0,6cm (1/4 – 1/8inch) cho tôm ấu niên và 0,9 cm (3/8inch) cho tôm lớn. Giữa các ao trong 1 vụ nên dùng chài có kích thước giống nhau để tiện so sánh kết quả.

Thêm nữa, độ mở đường kính của chài xuống nước rất khác nhau và ảnh hưởng lớn đến kết quả. Cần xác định diện tích phủ chài bằng cách thực hiện vài lần trong ao nước trong có độ sâu từ 50 – 100cm; sau đó đo và tính diện tích phủ trung bình.

Điều này còn giúp tính ra hệ số điều chỉnh cho những cỡ chài khác nhau dựa trên lượng tôm ước tính khi thu mẫu và lượng tôm thu hoạch thực tế. Theo thực nghiệm sau thu hoạch; diện tích bao phủ của chài tới đáy ao chỉ bằng 30% diện tích ước lượng. Thêm nữa, ao sâu khác nhau thì diện tích bao phủ khác nhau.

  • Khu vực lấy mẫu:

Vị trí lấy mẫu nên được đánh dấu bằng phao hoặc cột gỗ và nằm ngoài các kênh trong ao. Bình quân 5 vị trí/ha. Vị trí lấy mẫu càng nhiều, độ chính xác của kết quả càng cao.

  • Con người:

Những người chài mẫu khác nhau có thể cho ra kết quả hoàn toàn khác nhau trong cùng 1 ao. Ngoài ra, cần xác định số lượng ao cần chài mẫu/người/ngày vì kết quả cũng sẽ bị ảnh hưởng khi người lấy mẫu mệt mỏi.

GỌI NGAY

0909 693 720

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ CÁC SẢN PHẨM TEST SERA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

About The Author

Trường Thịnh
TEST SERA VN

LIÊN HỆ: 098.980.9931


Gọi: 098.980.9931 – 0903.726.051

FANPAGE CÔNG TY:

TUYỂN DỤNG THỦY SẢN:

Tuyển dụng Thủy sản

ĐỊA CHỈ:

Website: TESTSERA.VN

Email: testsera.vn@gmail.com

THỜI GIAN:

07:00 – 23:00

Phone / Zalo / Viber