Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thâm canh (Phần 2)
Hiện nay, trong nuôi tôm càng xanh, việc thả giống đơn tính (toàn đực) cũng đang được chú ý bởi lẽ tôm đực lớn nhanh và cho sản lượng cao.
Thả giống tôm càng xanh
Tùy theo kích cỡ giống và cách thức nuôi mà mật độ tôm thả khác nhau. Trong nuôi đơn: tôm càng xanh giống tự nhiên có thể thả ở mật độ 4-6 con/m2, còn với tôm giống nhân tạo thả 20 con/m2.
Trong nuôi tôm càng xanh, việc thả giống đơn tính cũng đang được chú ý bởi lẽ tôm đực lớn nhanh và cho sản lượng cao. Tuy nhiên, việc tách đàn tôm đực và cái đối với tôm kích cỡ nhỏ thường áp dụng như sau:
- Tôm cỡ 2g có thể dựa vào lỗ sinh dục ở gốc chân ngực thứ 5 để phân biệt.
- Giống từ 1g trở lên có thể dựa vào nhánh phụ sinh dục ở chân bụng thứ nhất.
- Tôm giống từ 2g trở lên có thể dựa vào gờ cao ở đốt bụng thứ nhất.
Các cách nêu trên thường có nhược điểm là khó thực hiện với một số lượng lớn, dễ làm tôm giống bị sây sát gây hao hụt nhiều. Ngoài ra, có thể thả nuôi chung đực và cái và sau 3 – 4 tháng nuôi tôm cái sẽ mang trứng trong trường hợp thu tôm cái bán và giữ lại tôm đực nuôi tiếp. Thả giống: thả giống tốt nhất vào sáng sớm, trước khi thả ngâm bao 15 – 30 phút, sau đó mở miệng bao cho nước vào trong và từ từ hạ miệng bao xuống để tôm bới ra ngoài ao.
Thức ăn cho tôm càng xanh
- Thức ăn cho tôm giai đoạn còn nhỏ (1 tháng đầu)
Dùng thức ăn viên có hàm lượng đạm 35%. Thức ăn được rải đều khắp ao. Lượng cho ăn lúc mới thả giống chiếm 30% trọng lượng thân. Cho ăn 4 lần/ngày. Tôm ăn thức ăn là do ngửi thấy mùi, chứ không phải nhìn thấy. Ở giai đoạn nhỏ tôm bắt được thức ăn qua bơi lội.
Giai đoạn này cơ quan xúc giác phát triển chưa đầy đủ nên chúng chưa thể tìm mồi tốt. Thức ăn cần rải khắp ao, cũng có thể trộn thức ăn chế biến và tươi sống để gây mùi. Giai đoạn tiếp theo cơ quan thính giác của tôm phát triển. Nên có thể cho tôm ăn ở những điểm nhất định trong ao.
- Thức ăn cho tôm giai đoạn lớn (tháng thứ 2 đến lúc thu hoạch)
Sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm là 30% khi tôm 2-3 tháng tuổi, 25% khi tôm 4-6 tháng tuổi. Theo dõi tăng trưởng và tình trạng sức khỏe tôm: do đặc tính của tôm lớn lên là nhờ lột xác và chu kỳ lột xác tùy thuộc vào kích cỡ và điều kiện môi trường sống. Kể từ 1,5 tháng tuổi trở đi, hàng tuần phải theo dõi sự sinh trưởng của tôm và kết hợp với chu kỳ lột xác để có thể kích thích tôm lột xác đồng loạt và thay đổi thứ ăn, khẩu phần ăn phù hợp đồng thời cung cấp đầy đủ oxy cho tôm.