• Sales: Tuấn Sera
  • 098 980 9931
  • testsera.vn@gmail.com

Các hình thức nuôi tôm sú hiện nay

Các hình thức nuôi tôm sú hiện nay

Rate this post

Hiện nay có 3 hình thức nuôi tôm sú phổ biến là: Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến; nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Việc lựa chọn hình thức nuôi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, năng lực đầu từ, trình độ quản lý của từng địa phương.

1. Loại hình nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến

Đây là loại hình nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, diện tích ao thường lớn từ vài hecta đến vài chục hecta và độ sâu mực nước thường nông từ 0,5 – 1m.

Các ao đầm được lấy đầy nước khi nước triều lên mang theo nguồn giống tự nhiên. Thường không thả thêm giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên, hoặc nếu thả thêm giống thì rất ít khoảng 0,5 – 2 con/m2. Các ao nuôi được thu hoạch theo phương pháp thu tỉa.

Một cách nuôi quảng canh tích cực hơn được gọi là nuôi quảng canh cải tiến, chọn các ao nuôi có diện tích nhỏ hơn thường khoảng 1 ha đến vài ha, mật độ thả giống từ 1 – 5 con/m2, có bổ sung thêm thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự tạo. Năng suất đạt từ 300 – 800 kg/ha/năm.

2. Loại hình nuôi thâm canh

Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất, đầu từ lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, đồng thời đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ kỹ thuật tương đối cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nuôi tôm sú. Đây là hình thức nuôi hoàn toàn bằng giống và thức ăn nhân tạo, được đầu từ cơ sở hạ tầng đầy đủ để chủ động khống chế các yếu tố môi trường. Diện tích ao từ 0,5 – 1 ha, đối với loại ao nuôi này yêu cầu dành diện tích ao chứa lắng khoảng 30% diện tích nuôi; độ sâu mức nước 1,5 – 2m. Mật độ giống thả từ 25 – 40 con/m2 và năng suất đạt 3 tấn/ha/vụ trở lên.

3. Loại hình nuôi bán thâm canh

Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phù hợp với điều kiện của nền kinh tế hiện nay ở nước ta, đồng thời phù hợp với trình độ và khả năng quản lý của một bộ phận những người nuôi tôm. Do vậy hình thức nuôi này ngày càng phát triển.

Hình thức này nuôi bằng giống nhân tại và thức ăn công nghiệp là chủ yếu. Diện tích ao nuôi từ 0,5 – 1,5 ha. Hệ thống ao đìa được đầu tư nhất định để chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý và kiểm soát được môi trường như hệ thống máy bơm, máy sực khí, độ sâu mức nước từ 1,2 – 1,5m. Mật độ giống thả 10 – 25 con/m2. Năng suất đạt 1 – 3 tấn/ha/năm.

4. Nuôi tôm sú ở vùng có độ mặn thấp

Trong thực tế cho thấy tôm sú có thể sống và phát triển ở những vùng có độ mặn hạ thấp 0%0, tức là tôm giống được sản xuất ở độ mặn cao thích hợp và trong quá trình nuôi hạ dần độ mặn, đến khi thu hoạch độ mặn chỉ còn 0%0. Mô hình nuôi này ứng dụng ở những vùng có kênh mương nước ngọt. Hiện nay một vài nơi ở miền Nam như Bến Tre, Cà Mau đã xây dựng mô hình nuôi này.

GỌI NGAY

0909 693 720 – 094 998 2071

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ CÁC SẢN PHẨM TEST SERA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

About The Author

Trường Thịnh
TEST SERA VN

LIÊN HỆ: 098.980.9931


Gọi: 098.980.9931 – 0903.726.051

FANPAGE CÔNG TY:

TUYỂN DỤNG THỦY SẢN:

Tuyển dụng Thủy sản

ĐỊA CHỈ:

Website: TESTSERA.VN

Email: testsera.vn@gmail.com

THỜI GIAN:

07:00 – 23:00

Phone / Zalo / Viber