• Sales: Tuấn Sera
  • 098 980 9931
  • testsera.vn@gmail.com

Giải pháp nuôi tôm sú theo công nghệ mới (Phần 3)

Giải pháp nuôi tôm sú theo công nghệ mới (Phần 3)

Rate this post

Lượng tảo đơn bào có trong nước nhiều hay ít, thành phần giống loài gì phụ thuộc vào nồng độ và tỷ lệ các loại phân bón. Ví dụ tỷ lệ N/P =3/1 – 7/1 thì đa số các loài tảo có trong ao là tảo lục làm cho nước có màu xanh lục.

Bón phân gây màu nước

Màu nước là màu của nước được thể hiện dưới ánh sáng mặt trời. Các yếu tố hợp thành màu của nước là các ion kim loại, mùn bã hữu cơ tan trong nước, bùn đáy, chất huyền phù, chất keo, đặc biệt là các loại sinh vật sống trong nước, nhất là các tảo đơn bào.

Màu nước đậm hay nhạt là thể hiện các chất hữu cơ nói trên và mật độ các loại tảo có trong nước nhiều hay ít.

Lượng tảo đơn bào có trong nước nhiều hay ít, thành phần giống loài gì phụ thuộc vào nồng độ và tỷ lệ các loại phân bón. Ví dụ tỷ lệ N/P = 3/1 – 7/1 thì đa số các loài tảo có trong ao là tảo lục làm cho nước có màu xanh lục. Tỷ lệ N/P = 10/1 thì đa số các loại tảo trong nước là tảo khuê, làm cho nước có màu vàng lá chuối non. Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm để:

  • Làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước.
  • Ổn định chất nước và làm giảm các chất độc trong nước.
  • Giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ tránh địch hại.
  • Nâng nhiệt độ và ổ định nhiệt trong ao.
  • Hạn chế tảo sợ và tảo đáy phát triển.
  • Hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, đảm bảo cân bằng sinh thái vùng nước.

Phòng trừ dịch bệnh

Mặc dù đã làm tốt các công tác thả giống, nuôi dưỡng, kiểm tra ao nuôi hàng ngày, nhưng nhất thiết phải chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh, nhất là khoảng thời gian 30-60 ngày sau khi thả giống – là giai đoạn tôm nuôi rất dễ mắc bệnh.

Trong quá trình nuôi, phải triệt để áp dụng các biện pháp dự phòng, như trộn thuốc vào thức ăn, sử dụng thuốc tiêu độc, tiến hành điều tiết môi trường cho phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của tôm. Định lỳ tiến hành cho tôm ăn thức ăn đã tẩm thuốc hoặc chỉ tiến hành khi thấy những phát sinh bất lợi ở tôm, hay chất lượng nước trong ao không tốt. Ngoài tác dụng giúp ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, loại thức ăn đã tẩm thuốc này còn có thể tăng cường thể chất ở tôm. Nhưng không vì thế mà lạm dụng thuốc, đồng thời tránh dùng thường xuyên một loại thuốc.

Một khi dịch bệnh phát sinh, phải tăng cường thay nước để tiêu độc, sau đó, dùng vôi tôi để làm giảm lượng nitơ amoniac, dùng nấm tươi tạo nên môi trường sinh thái thích hợp, dưới đây là một số biện pháp cụ thể khi gặp phải tình trạng bất thường ở tôm.

Hiện tượng tôm nổi

Các nguyên nhân và biện pháp xử lý:

  • Do thiếu oxy: thường phát sinh vào ban đêm hoặc sáng sớm, cách giải quyết rất đơn giản là bật máy sục khí. Trường hợp tôm nổi quá nhiều, phải kết hợp sử dụng thuốc tạo khí. Nếu tôm nổi vì thiếu oxy thì ngay khi áp dụng mấy cách thức trên, tôm sẽ không nổi nữa.
  • Do thiếu thức ăn: trong trường hợp này, tôm sẽ quây tự thành đàn, có thể quan sát ruột tôm và tiến hành cho ăn kịp thời.
  • Do trúng độc: tôm cũng di chuyển thành đàn trên mặt ao và tầng nước giữa. Chất ô nhiễm dưới đáy ao quá nhiều tạo nên khí nitơ amoniac và sunphua hiđro, lúc này ngoài việc mở máy sục khí để tăng lượng dưỡng khí hòa tan, còn phải tích cực thay nước, sử dụng vôi tôi và nấm tươi. Điều đáng chú ý là phải ngừng cho tôm ăn, vì khi trúng độc, tôm thường có xu hướng bỏ ăn, nếu cứ tiếp tục cung cấp thức ăn sẽ tạo nên sự ô nhiễm mới. Chỉ khi tôm đã hồi phục hoàn toàn mới tiến hành cho ăn.

Bệnh nhiễm khuẩn ở tôm giống

Biểu hiện thường thấy là đứt râu, rụng chân, thối mắt, đen mang, rữa mang, gan sưng đỏ, tuy mức độ nguy hại không cao nhưng nếu xử lý không tốt có thể dẫn đến hiện tượng chết hàng loạt. Đối với bệnh nhiễm khuẩn ở tôm giống có thể thực hiện các biện pháp tiêu độc, thay nước, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn kết quả rất khả quan.

Bệnh nhiễm cầu trùng

Thường phát sinh khi nhiệt độ môi trường tăng nước mặn hơn nhiều khiếm tốm bị rụng đầu, gan sưng tấy, có lúc màu đỏ, có lúc chuyển màu trắng, vỏ tôm mềm. Vì tính chất lây lan nhanh nên hay chuyển thành dịch bệnh.

Biện pháp xử lý: tích cực thay nước trong nhiều ngày, mỗi ngày thay làm nhiều lần. Cách ly những ao phát sinh bệnh, cho tôm ăn thức ăn đã trộn axit flo-hiđric.

Bệnh đỏ thân

Tôm mắc bệnh có thân đỏ như màu hoa hồng. Bệnh phát sinh khi nhiệt độ giảm thấp, diễn biến của bệnh thường chậm, hiếm khi tôm chết hàng loạt. Khi tôm mắc bênh, ta trộn phu-ran vào thức ăn.

GỌI NGAY

0909 693 720 – 094 998 2071

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ CÁC SẢN PHẨM TEST SERA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

About The Author

Trường Thịnh
TEST SERA VN

LIÊN HỆ: 098.980.9931


Gọi: 098.980.9931 – 0903.726.051

FANPAGE CÔNG TY:

TUYỂN DỤNG THỦY SẢN:

Tuyển dụng Thủy sản

ĐỊA CHỈ:

Website: TESTSERA.VN

Email: testsera.vn@gmail.com

THỜI GIAN:

07:00 – 23:00

Phone / Zalo / Viber