• Sales: Tuấn Sera
  • 098 980 9931
  • testsera.vn@gmail.com

Kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Rate this post

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản như thế nào để mang lại hiệu quả cao, tạo ra sản phẩm thủy sản sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu thế giới.

Men vi sinh là gì

Men vi sinh là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột. Chúng còn được gọi là “vi khuẩn thân thiện” hay “vi khuẩn có lợi” (vi khuẩn có lợi cho con người); những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Đây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Với sự tiến bộ của công nghệ sinh học, hiện nay các chế phẩm vi sinh đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản và mang lại kết quả rất tốt; tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

Thành phần chính trong men vi sinh là vi khuẩn có lợi và chất dinh dưỡng nuôi vi khuẩn, các chủng vi khuẩn có lợi gồm: Bacillus sp, Nitrosomonas, Nitrobacter, … chát dinh dưỡng như đường, muối canxi, muối magie… Các chế phẩm vi sinh thường có 2 dạng chính là dạng nước và dạng bột, trong đó dạng bột sẽ có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn. Chứng được dùng để xử lý môi trường và trộn vào thức ăn.

Các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường được dùng trong nuôi trồng thủy sản: có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, khử phèn, diệt tảo độc, chuyển hóa khí độc,…

Các chế phẩm vi sinh trộn vào thức ăn giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm vi khuẩn có hại không thể phát triển, giúp đối tượng nuôi chuyển hóa thức ăn hiệu quả. Tăng sức đề kháng cho đối tượng nuôi.

Để sử dụng men vi sinh hiệu quả người nuôi cần lưu ý

Hòa loãng men vi sinh bằng nước trong ao nuôi, cho vào xô, thau, sau đó sục khí 4 – 5 giờ đến khi men có mùi chua hay pH giảm thì đem bón.

Định kỳ dùng trong quá trình nuôi. Thông thường 7 – 10 ngày/lần đối với loại xử lý môi trường và luân phiên sử dụng 5 ngày; sau đó ngưng 5 ngày đối với loại trộn vào thức ăn. Sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay sau khi nước đã lên màu.

Liều lượng dùng phải theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.

Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…); nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì men vi sinh được sử dụng sớm hơn so với thường ngày với liều lượng tăng gấp 2 lần so với đề nghị.

Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hóa chất có tính diệt khuẩn như BKC; thuốc tím; Chlorine, I – ốt; kháng sinh. Đồng thời, không sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong thân tôm, cá nuôi.

Trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 – 8,5; bón vôi + Dolomite + khoáng nâng cao độ kiềm.

Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng 2 – 4 ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường.

GỌI NGAY

0909 693 720 – 094 998 2071

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ CÁC SẢN PHẨM TEST SERA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

About The Author

Trường Thịnh
TEST SERA VN

LIÊN HỆ: 098.980.9931


Gọi: 098.980.9931 – 0903.726.051

FANPAGE CÔNG TY:

TUYỂN DỤNG THỦY SẢN:

Tuyển dụng Thủy sản

ĐỊA CHỈ:

Website: TESTSERA.VN

Email: testsera.vn@gmail.com

THỜI GIAN:

07:00 – 23:00

Phone / Zalo / Viber