• Sales: Tuấn Sera
  • 098 980 9931
  • testsera.vn@gmail.com

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh luân canh (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh luân canh (Phần 2)

Rate this post

Trong quá trình nuôi tôm càng xanh luân canh, việc quản lý nước rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi tôm xen canh với lúa Hè – androgel buy in australia online Thu, mực nước trên ruộng thường phải theo mức nước cần cho lúa (0,2 – 0,3m).

Cho ăn và chăm sóc tôm càng xanh

Có nhiều loại thức ăn cho tôm như thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống. Thức ăn viên công nghiệp có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tiện sử dụng. Người nuôi tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức ăn viên cho tôm.

Công thức phối chế thức ăn cho tôm càng xanh

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh luân canh (Phần 2)

Thức ăn công nghiệp, thức ăn dạng viên tự chế được sử dụng trong 2-3 tháng đầu nuôi tôm. Trong thời gian lũ, nguồn thức ăn tuơi sống rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn nuôi tôm lớn.

Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hàng ngày được tính theo khối lượng đàn tôm. Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng thứ 1, 2, 3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3 và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với thức ăn tươi sống có thể dùng gấp 2-3 lần so với lượng thức ăn chế biến. Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rải thức ăn khắp ao và sàn ăn. Số lần cho ăn có thể 2 – 4 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàn ăn và độ no trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.

Trong quá trình nuôi, việc quản lý nước rất quan trọng và khác nhau tùy theo mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi xen canh với lúa Hè – Thu. Mực nước trên ruộng thường phải theo mực nước cần cho lúa (0,2 – 0,3m). Tốt nhất, không nên dùng thuốc trừ sâu trong khi nuôi tôm. Nếu dùng thuốc thì phải tháo nước thật từ từ trong vài ngày để rút tôm xuống mương bao. Sau 1 – 2 tuần thì mới cho nước vào để tôm lên ruộng đồng thời lắp đặt thêm quạt. Khi thu hoạch lúa thì tháo nước cho tôm xuống mương và sau khi thu hoạch lúa lại cho nước vào thật nhiều để tôm lên ruộng. Giai đoạn này cần thay nước thường xuyên để tránh thối nước do gốc rạ.

Đối với mô hình 1 vụ tôm luân canh 1 vụ lúa, trong thời gian trước lũ, thông thường cần phải bơm nước để giữ nước 0,6 – 0,8m trên ruộng và phải định kỳ thay nước, ít nước đục, dư lượng thuốc trừ sâu… Do đó, hạn chế cho nước vào ruộng. Khi giữa mùa lũ, nhiều thức ăn tự nhiện. Cần tăng cường thay nước, hoặc cho nước chảy tràn qua cống hay bờ ruộng có lưới chắn. Lưới cần được chắn cẩn thận, chắc chắn và đủ cao trước khi lũ về để tránh thất thoát tôm. Mực nước trên mặt ruộng vào mùa lũ có thể đến 1 – 1,5m hay có thể cao hơn.

Thu hoạch tôm càng xanh

Có thể thu tỉa tôm cái và tôm to có càng xanh sau 4 – 5 tháng nuôi. Thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ tôm (tháng 11) trước khi gieo sạ hay cấy vụ lúa Đông – Xuân. Khi thu hoạch cuối vụ, có thể dùng lưới kéo để thu dần tôm trong 1 – 2 tuần. Năng suất nuôi đạt trung bình khoảng 350 – 800 kg/ha/vụ hay đôi khi đạt trên 1 tấn/ha/vụ tùy mô hình. Thông thường, có điều kiện chăm sóc tôm tốt hơn, mức nước sâu hơn nên tôm lớn; tôm cái chậm mạng trứng và năng suất tôm cao hơn so với nuôi xen canh với lúa.

GỌI NGAY

0909 693 720 – 094 998 2071

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP SỈ – LẺ CÁC SẢN PHẨM TEST SERA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

About The Author

Trường Thịnh
TEST SERA VN

LIÊN HỆ: 098.980.9931


Gọi: 098.980.9931 – 0903.726.051

FANPAGE CÔNG TY:

TUYỂN DỤNG THỦY SẢN:

Tuyển dụng Thủy sản

ĐỊA CHỈ:

Website: TESTSERA.VN

Email: testsera.vn@gmail.com

THỜI GIAN:

07:00 – 23:00

Phone / Zalo / Viber